UBND Thành phố thái nguyên
Dịch vụ công trực tuyến Mức độ 3, 4
Đăng Nhập Đăng Ký

TIN MỚI

Thông tin Thủ tục hành chính

Tên dịch vụ: Thủ tục Xử lý đơn

THÔNG TIN ĐƠN VỊ GIẢI QUYẾT - HỖ TRỢ

THÔNG TIN DỊCH VỤ CÔNG (THỜI GIAN GIẢI QUYẾT: 10 NGÀY LÀM VIỆC)

1. MỤC ĐÍCH

Quy định trình tự và cách thức thực hiện Thủ tục Xử lý đơn

2. PHẠM VI

- Áp dụng đối với các Tổ chức, cá nhân muốn thực hiện Thủ tục Xử lý đơn

- Áp dụng đối với cán bộ, công chức thuộc UBND

3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN

  • Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015
  • Các văn bản pháp quy liên quan đề cập tại mục 5.8

4. ĐỊNH NGHĨA/ VIẾT TẮT

  • UBND:             Ủy ban nhân dân
  • KNTC:              Khiếu nại, tố cáo
  • CCCM:           Công chức chuyên môn
  • BP TN&TKQ: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

5. NỘI DUNG QUY TRÌNH

5.1

Điều kiện thực hiện Thủ tục hành chính

 

Không

5.2

Thành phần hồ sơ

Bản chính

Bản sao

 

Đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, đơn phản ánh và các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có).

x

 

5.3

Số lượng hồ sơ

 

01 bộ hồ sơ

5.4

Thời gian xử lý

 

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

5.5

Nơi tiếp nhận và trả kết quả

 

Ban tiếp công dân - UBND

5.6

Lệ phí

 

Không

5.7

Quy trình xử lý công việc

TT

Trình tự

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/

Kết quả

B1

Công dân có nội dung cần giải quyết đến nộp đơn hoặc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trực tiếp tại Ban tiếp công dân - UBND phường. Người tiếp công dân tiếp nhận đơn, vào sổ tiếp nhận đơn thư Khiếu nại, tố cáo (hoặc nhập vào máy tính) và giải quyết.

Công dân,

Người tiếp công dân

½ ngày

Hồ sơ theo 5.2

Mẫu số 01

Mẫu số 02

Mẫu số 03

Mẫu số 04

B2

Người tiếp công dân thực hiện phân loại và xử lý đơn:

- Đối với đơn khiếu nại:

+ Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết:

  • Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và không thuộc một trong các trường hợp không được thụ lý giải quyết theo quy định tại Điều 11 của Luật khiếu nại thì Người tiếp công dân dự thảo văn bản thụ lý giải quyết và đề xuất hướng giải quyết theo quy định của pháp luật, trình lãnh đạo UBND xem xét.
  • Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không đủ điều kiện thụ lý giải quyết thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Người tiếp công dân dự thảo văn bản trả lời hoặc văn bản hướng dẫn cho người khiếu nại biết rõ lý do không được thụ lý giải quyết hoặc bổ sung những thủ tục cần thiết để thực hiện việc khiếu nại và trình lãnh đạo UBND ký duyệt.

+ Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết:

  • Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thì Người tiếp công dân hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết. Việc hướng dẫn chỉ thực hiện một lần.
  • Đơn khiếu nại do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, các cơ quan báo chí hoặc các cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật chuyển đến nhưng không thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết thì Người tiếp công dân đề xuất lãnh đạo UBND gửi trả lại đơn kèm theo các giấy tờ, tài liệu (nếu có) và nêu rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đơn đến.

+ Đơn khiếu nại có họ tên, chữ ký của nhiều người:

  • Đơn khiếu nại có họ tên, chữ ký của nhiều người nhưng không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thì Người tiếp công dân hướng dẫn cho một người khiếu nại có họ, tên, địa chỉ rõ ràng gửi đơn đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết.
  • Đơn khiếu nại có họ tên, chữ ký của nhiều người thuộc thẩm quyền giải quyết thì Người tiếp công dân dự thảo văn bản thụ lý giải quyết và đề xuất hướng giải quyết theo quy định của pháp luật, trình lãnh đạo UBND xem xét.

+ Đơn khiếu nại có kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc: Trường hợp đơn khiếu nại không được thụ lý để giải quyết nhưng có gửi kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc thì Người tiếp công dân phải trả lại cho người khiếu nại giấy tờ, tài liệu đó; nếu khiếu nại được thụ lý để giải quyết thì việc trả lại giấy tờ, tài liệu gốc được thực hiện ngay sau khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.

+ Đơn khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật: Đơn khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhưng trong quá trình nghiên cứu, xem xét nếu có căn cứ cho rằng việc giải quyết khiếu nại có dấu hiệu vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan, đe dọa xâm phạm đến lợi ích của nhà nước hoặc có tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ việc khiếu nại theo quy định tại Điều 20 Nghị định 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại thì Người tiếp công dân phải báo cáo để lãnh đạo UBND xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, tổ chức, đơn vị người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

+ Đơn khiếu nại đối với quyết định hành chính có khả năng gây hậu quả khó khắc phục: Trong trường hợp có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định hành chính sẽ gây ra hậu quả khó khắc phục thì Người tiếp công dân phải kịp thời báo cáo để Lãnh đạo UBND xem xét, quyết định tạm đình chỉ hoặc kiến nghị cơ quan thẩm quyền, người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính.

- Đối với đơn tố cáo:

+ Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền: Nếu nội dung đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND mà không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật tố cáo thì Người tiếp công dân báo cáo lãnh đạo UBND để thụ lý giải quyết theo quy định.

+ Đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền: Đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì Người tiếp công dân dự thảo văn bản chuyển đơn, trình lãnh đạo UBND xem xét, kèm theo các chứng cứ, thông tin, tài liệu kèm theo (nếu có) đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 của Luật tố cáo.

Nếu tố cáo hành vi phạm tội thì chuyển cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

+ Đơn tố cáo đối với đảng viên: Đơn tố cáo đối với đảng viên vi phạm quy định, Điều lệ của Đảng được thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương và hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Tỉnh ủy.

+ Đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích nhà nước, cơ quan, tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân:

Người xử lý đơn phải kịp thời báo cáo, tham mưu, đề xuất để thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật hoặc thông báo cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật.

+ Đơn tố cáo xuất phát từ việc khiếu nại không đạt được mục đích: Đối với đơn tố cáo xuất phát từ việc khiếu nại không đạt được mục đích, công dân chuyển sang tố cáo đối với người giải quyết khiếu nại nhưng không cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc tố cáo của mình thì Người tiếp công dân dự thảo văn bản từ chối thụ lý giải quyết nội dung tố cáo, trình lãnh đạo UBND xem xét.

+ Xử lý đối với trường hợp tố cáo như quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật tố cáo: Tố cáo thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật tố cáo thì Người tiếp công dân không chuyển đơn, không thụ lý để giải quyết đồng thời dự thảo văn bản giải thích và trả lại đơn cho người tố cáo, trình lãnh đạo UBND xem xét.

+ Đơn tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo nhưng có nội dung rõ ràng, kèm theo các thông tin, tài liệu, bằng chứng về hành vi tham nhũng, hành vi tội phạm: Khi nhận được đơn tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo nhưng có nội dung rõ ràng, kèm theo các thông tin, tài liệu, bằng chứng chứng minh nội dung tố cáo hành vi tham nhũng, hành vi tội phạm thì Người tiếp công dân báo cáo lãnh đạo UBND xử lý theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, pháp luật tố tụng hình sự.

- Xử lý các loại đơn khác:

+ Đơn kiến nghị, phản ánh:

  • Đơn kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của UBND cấp giải quyết thì Người tiếp công dân dự thảo văn bản thụ lý giải quyết và đề xuất hướng giải quyết, trình lãnh đạo UBND xem xét;
  • Đơn kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thì Người tiếp công dân dự thảo văn bản chuyển đơn, kèm theo các tài liệu kèm theo (nếu có) đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền để giải quyết, và trình lãnh đạo UBND xem xét,.

+ Đơn có nhiều nội dung khác nhau: Đối với đơn có nhiều nội dung khác nhau thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị thì Người tiếp công dân hướng dẫn người gửi đơn tách riêng từng nội dung để gửi đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết.

+ Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án: Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án thì Người tiếp công dân hướng dẫn gửi đơn hoặc chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án.

+ Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan dân cử: Người tiếp công dân hướng dẫn gửi đơn hoặc chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật.

+ Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo: Người tiếp công dân dự thảo văn bản hướng dẫn người gửi đơn hoặc văn bản chuyển đơn đến tổ chức có thẩm quyền để được xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật và Điều lệ, Quy chế của tổ chức đó, trình lãnh đạo UBND xem xét.

+ Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước: Người tiếp công dân dự thảo văn bản hướng dẫn người gửi đơn hoặc văn bản chuyển đơn đến đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước đó để giải quyết theo quy định của pháp luật, trình lãnh đạo UBND xem xét.

+ Đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh những vụ việc có tính chất phức tạp: Đơn kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo phức tạp, gay gắt với sự tham gia của nhiều người; những vụ việc có liên quan đến chính sách dân tộc, tôn giáo thì Người tiếp công dân phải báo cáo với thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị để áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền, kịp thời xử lý hoặc đề nghị với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan áp dụng biện pháp xử lý.

Người tiếp công dân

07 ngày

Mẫu số 04

 

B3

 Lãnh đạo UBND:

  • Đồng ý thì ký duyệt
  • Không đồng ý thì chuyển Người tiếp công dân thụ lý lại

Lãnh đạo UBND

02 ngày

Mẫu số 04

Văn bản trả lời, văn bản hướng dẫn, văn bản chuyển đơn hoặc văn bản thụ lý giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

B4

Người tiếp công dân tiếp nhận hồ sơ từ lãnh đạo, đóng dấu, lưu hồ sơ và chuyển kết quả cho BP TN&TKQ

Người tiếp công dân;

BPTN&TKQ

1/4 ngày

Mẫu số 04

 

B5

BPTN&TKQ vào sổ theo dõi và trả kết quả cho tổ chức, công dân hoặc chuyển đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền để giải quyết

BPTN&TKQ

1/4 ngày

Mẫu số 04

PL09-STCL

PL10-STCL

5.8

Cơ sở pháp lý

 

- Luật khiếu nại năm 2011,

- Luật tố cáo năm 2011,

- Luật tiếp công dân năm 2013;

- Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại;

 - Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo;

- Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật tiếp công dân;

- Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.

             

6. BIỂU MẪU

TT

Mã hiệu

Tên Biểu mẫu

  1.  

Biểu mẫu chung:

Mẫu số 01

Mẫu số 02

Mẫu số 03

Mẫu số 04

PL09-STCL

PL10-STCL

 

Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ

Sổ theo dõi tiếp nhận và trả kết quả

Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả

Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ

Sổ theo dõi quá trình xử lý công việc

Sổ thống kê thủ tục hành chính

  1.  

Biễu mẫu chuyên môn:

Không

7. HỒ SƠ  LƯU

TT

Hồ sơ lưu

  1.  

Hồ sơ đầu vào:

1.1

Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (nếu có)

1.2

Đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, đơn phản ánh và các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có).

  1.  

Kết quả thực hiện thủ tục:

2.1

Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ

2.2

Văn bản trả lời, văn bản hướng dẫn, văn bản chuyển đơn hoặc văn bản thụ lý giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

  1.  

Tài liệu tham chiếu

3.1

Sổ theo dõi quá trình xử lý công việc

3.2

Sổ thống kê thủ tục hành chính

Hồ sơ được lưu trữ, bảo quản tại bộ phận chuyên môn sau đó chuyển xuống lưu trữ của cơ quan theo quy định

 

HỒ SƠ CẦN NỘP

# Tên hồ sơ Tập tin đính kèm
1 Đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, đơn phản ánh và các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có).

VĂN BẢN LIÊN QUAN

# Văn bản Tập tin đính kèm
1 Luật khiếu nại năm 2011
2 Luật tố cáo năm 2011
3 Luật tiếp công dân năm 2013
4 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại
5 Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo
6 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật tiếp công dân
7 Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh

QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT HỒ SƠ

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ Thời gian giải quyết 0,5 ngày làm việc
Bước 2: Giải quyết hồ sơ Thời gian giải quyết 9 ngày làm việc
Bước 3: Trả kết quả Thời gian giải quyết 0,5 ngày làm việc
}